Chia sẻ lên:
Thủ tục đăng ký biến động đất đai, nhà ở và tài sản gằn liền với đất

Thủ tục đăng ký biến động đất đai, nhà ở và tài sản gằn liền với đất

Mô tả chi tiết

 

Thủ tục đăng ký biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Lưu ý khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bạn muốn tìm hiểu về các điều kiện và thủ tục đăng ký biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất? Dưới đây có tất cả những thông tin bạn cần biết  đã tổng hợp được.

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ VẤN ĐỀ ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI, NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013
  • Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ địa chính
  • Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 44/2014/NĐ-CP.

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT THÌ: 

1. Đăng ký đất đai là việc bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để thực hiện quản lý. Đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ thực hiện theo yêu cầu của người chủ sở hữu.

2. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm có đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại nơi đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai. Việc thực hiện Bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử đều có giá trị pháp lý như nhau.

3. Đăng ký lần đầu sẽ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Thửa đất đang sử dụng mà chưa có đăng ký
  • Thửa đất được giao hoặc cho thuê để sử dụng
  • Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vẫn chưa được đăng ký.
  • Thửa đất được giao để quản lý mà chưa có đăng ký

4. Đăng ký biến động sẽ được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có những thay đổi sau đây:

  • Người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê hoặc cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cũng như thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  •  
  • Người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ được phép đổi tên
  • Có thay đổi về mục đích sử dụng đất
  • Có thay đổi về thời hạn sử dụng đất
  • Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho tất cả thời gian thuê. Hoặc chuyển từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đổi sang hình thức thuê đất. Đổi từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013.
  • Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích hoặc số hiệu, địa chỉ thửa đất đã đăng ký
  • Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với những gì đã đăng ký trước đó
  • Chuyển quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ/chồng sang  quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của cả vợ và chồng
  • Thay đổi các quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải tranh chấp đất đai được UBND công nhận. Những thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ. Các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết những tranh chấp đất đai, khiếu nại và tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân. Văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kềtheo quy định pháp luật.
  • Có sự thay đổi về những hạn chế về quyền của người sử dụng đất.
  • Tách quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của các tổ chức hoặc hộ gia đình. Hoặc tách quyền của vợ và chồng, của nhóm người sử dụng đất chung cũng như nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất

5. Người sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký được ghi vào Sổ địa chính, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và đã đủ các điều kiện theo quy định của Luật đất đai 2013 cũng như những quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất phải được cấp Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất hoặc có chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.

Trong trường hợp đăng ký lần đầu mà không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất sẽ được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước có quyết định mới trong việc xử lý theo quy định của Chính phủ.

6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định thì trong thời hạn không vượt quá 30 ngày, tính từ ngày có biến động, người sử dụng đất sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động. Trong trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động sẽ được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất.

7. Việc đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản gắn liền với đất sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính.

XEM THÊM: Trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thủ tục đăng ký biến động đất đai, nhà ở và tải sản khác gắn liền với đất-1

2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI, NHÀ Ở, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký biến động theo Khoản 1 Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ – NĐ – CP

Người sử dụng đất sẽ nộp 01 bộ hồ sơ theo khoản 1 Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì người có trách nhiệm nộp hồ sơ sẽ đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ ở:

  • Văn phòng đăng ký đất đai
  • Những nơi chưa có văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh sẽ tiếp nhận hồ sơ đối với: các tổ chức, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, các cơ sở tôn giáo, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Sẽ nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với: người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài và được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, những hộ gia đình, các cá nhân, cộng đồng dân cư,…
  • Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có mong muốn nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND xã sẽ là nơi tiếp nhận và trả kết quả.
  • Trong trường hợp đăng ký biến động đất đai, nhà ở, tài sản gắn liền với đất là cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì UBND cấp xã sẽ phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

– Dựa theo khoản 6 Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT – BTNMT đã được sửa đổi, bổ sung thì 01 bộ hồ sơ cần có những giấy tờ như:

  • Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai, nhà ở, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp
  • Các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động
  • Các văn bản công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình thay đổi họ tên
  • 01 bản sao sổ hộ khẩu đối với trường hợp thay đổi người đại diện là chủ hộ gia đình. Văn bản thỏa thuận của hộ gia đình đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với những trường hợp thay đổi người đại diện là thành viên khác trong hộ gia đình.
  • Văn bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với những trường hợp là cộng đồng dân cư muốn đổi tên

– Cơ quan có trách nhiệm đăng ký biến động đất đai là:

  • Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng tương ứng
  • Những chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ở cấp huyện, quận hoặc thị xã được thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cũng như quyền hạn tương ứng của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của UBND cấp tỉnh.
  • Đối với những nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ tiếp tục thực hiện việc xác nhận vào Giấy chứng nhận đã cấp.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ theo Khoản 2 Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Bước 3: Thực hiện các thủ tục đăng ký biến động đất đai, nhà ở, tài sản gắn liền với đất

Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện các thủ tục đăng ký biến động đất đai như sau:

  • Thực hiện trích đo địa chính thửa đất đối với những trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất.
  • Hoặc những trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất trước đó.
  • Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo những lệ phí cần chuẩn bị
  • Thực hiện nộp lệ phí trước bạ khi thực hiện việc đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Thực hiện việc nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai xác nhận vào Giấy chứng nhận đã cấp theo đúng quy định ở Khoản 3 Điều 84 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Hoặc bạn có thể lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với những trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải được thực hiện theo nguyên tắc đã được quy tại Điều 98 Luật Đất đai 2013.

Trường hợp xin cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định không thuộc trường hợp cấp lại do bị mất Giấy chứng nhận đã cấp do hồ sơ phải nộp phải bao gồm Bản gốc Giấy chứng nhận, nếu không có bản gốc thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không tiếp nhận hồ sơ.

XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn luật bất động sản

Thủ tục đăng ký biến động đất đai, nhà ở và tải sản khác gắn liền với đất-2

3. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT ĐỀU CÓ QUYỀN TỪ CHỐI TIẾP NHẬN HỒ SƠ

  • Khi nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất hoặc chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đang là đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật.
  • Hồ sơ không có giấy tờ theo quy định để thực hiện thủ tục theo quy định
  • Không thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ theo quy định
  • Nội dung kê khai của hồ sơ không đầy đủ, không thống nhất và hợp lệ theo quy định của pháp luật
  • Thông tin trong hồ sơ không khớp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký hoặc có giấy tờ giả mạo
  • Không đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

 

Xem thêm các sản phẩm liên quan
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẠN CẦN BIẾT
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI...
TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN
TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA...
Thủ tục làm sổ đỏ - Quy định mới nhất
Thủ tục làm sổ đỏ - Quy định mới nhất
Thủ tục đăng ký biến động đất đai, nhà ở và tài sản gằn liền với đất
Thủ tục đăng ký biến động đất đai, nhà ở...
DỊch vụ giải quyết ly hôn
DỊch vụ giải quyết ly hôn
Ly hôn đơn phương
Ly hôn đơn phương
THỦ TỤC LÀM SỔ ĐỎ CHI TIẾT NHẤT
THỦ TỤC LÀM SỔ ĐỎ CHI TIẾT NHẤT
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO, NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO, NGƯỜI...
Khiếu nại, tố cáo
Khiếu nại, tố cáo
Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài
Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP GIÁ RẺ TẠI BẮC NINH
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP GIÁ RẺ TẠI BẮC NI...